
Với vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội gây thiệt hại lớn. Liên quan đến thảm hoạ này, khá nhiều người cảm thấy loại hình chung cư mini dạng tự xây, chia phòng quá nguy hiểm. Và mô hình này không phù hợp, “phải thay bằng chung cư hiện đại hoặc cung cư nhà ở xã hội”.
Tuy nhiên, trong thực tế tại Hà Nội và TP.HCM, “loại hình chung cư mini hay tương tự” đang là phổ biến đáp ứng cho nhiều người lao động và cả những nhân viên thu nhập trung bình khá.
Từ pháp lý đến thực tế
Khá ngạc nhiên vì chữ “Mini” là tiếng nước ngoài, nhưng thuật ngữ chung cư mini lại được thể hiện trong văn bản hành chính thay vì dùng thuật ngữ “chung cư loại nhỏ”. Dưới đây là một số quy định pháp lý về loại hình này:
Theo Luật nhà ở 2014 định nghĩa nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Điều 22, Nghị định 71, quyết định số 24/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội nêu rõ chung cư mini là nhà ở do hộ gia đình, cá nhân xây dựng có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), diện tích sàn xây dựng phải đạt tiêu chuẩn nhất định và đáp ứng các tiêu chuẩn khác của Luật Nhà ở hiện hành.
Theo luật quy định thì diện tích căn hộ chung cư mini từ 30m2-50m2.
Để được cấp giấy phép xây dựng chung cư mini chủ đầu tư phải tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, bao gồm hồ sơ, tiêu chuẩn, quy chuẩn và mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép xây dựng cho tòa chung cư mini có thể được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.